MỘT SỐ MẸO HAY GIÚP BẠN DỄ DÀNG VỆ SINH CHIẾC ĐỒNG HỒ THÂN YÊU SAU MỘT THỜI GIAN SỬ DỤNG

Đeo đồng hồ lâu ngày rất khó để tránh khỏi việc bị bụi bẩn do môi trường tiếp xúc hàng ngày khói bụi, mồ hôi tay, dấu vân tay … làm giảm đi độ sáng bóng vốn có của chiếc đồng hồ của bạn. Vậy phải vệ sinh như thế nào để giúp chiếc đồng hồ bạn luôn trong tình trạng sạch sẽ như mới vì nếu vệ sinh sai cách có thể gây ra việc hư hỏng không mong muốn hoặc làm giảm tuổi thọ của đồng hồ. Việc thường xuyên vệ sinh đồng hồ đeo tay sẽ góp phần làm tăng tuổi thọ cũng như luôn đảm bảo về tính thẩm mỹ của chiếc đồng hồ.

Vương Thịnh mách bạn một số mẹo hay bạn có thể tham khảo cho việc vệ sinh đồng hồ nhé!

1. Vệ sinh mặt đồng hồ

Đây là một bộ phận khá nhạy cảm vì bạn không thể nào ngâm trực tiếp vào nước hay bất kì dung dịch tẩy rửa nào, điều này có thể khiến chiếc đồng hồ bạn bị vô nước làm ảnh hưởng đến bộ máy vì phải tiếp xúc trong môi trường nước trong 1 khoảng thời gian dài. Thay vào đó bạn có thể làm theo các bước sau:

– Trước tiên, bạn cần vặn chặt các núm vặn, núm chỉnh giờ chắc chắn để đảm bảo không 1 giọt nước nào có thể len lỏi vào.

– Sử dụng khăn mền tẩm nước ấm vệ sinh xung quay bề mặt vỏ, kính, nắm sau. Đối với những ngốc ngách nhỏ bạn có thể sử dụng tăm bông thay thế.

– Cuối cùng, bạn sử dụng khăn khô lau lại một lần nữa vậy là phần mặt đồng hồ đã sạch sẽ và sáng bóng rồi!

2. Vệ sinh dây đồng hồ

Dây đeo là bộ phận dễ dàng lấm bẩn nhất vì trực tiếp tiếp xúc với môi trường và cổ tay của bạn. Mồ hôi, bụi bẩn, … lâu ngày sẽ thấm vào bề mặt dây tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, làm giảm giá trị thẩm mỹ của đồng hồ. Cho nên việc vệ sinh dây đeo là vô cùng cần thiết.

Dây đeo đồng hồ thường được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau nên sẽ tùy thuộc vào loại chất liệu nào mà ta sẽ có biện pháp vệ sinh cho phù hợp nhằm đảm bảo về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của dây.

a. Dây da

Dây da được sử dụng khá phổ biến hiện nay, hơi hướng cổ điển classic tôn lên phong cách lịch lãm, sang trọng nhưng không kém phần trẻ trung, năng động cho nên nó là chất liệu gần như phù hợp với mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên đây cũng là chất liệu khá nhạy cảm, bạn không thể nào ngâm giặt dây gia trong nước cũng như sử dụng các hóa chất tẩy rựa mạnh có thể làm bông tróc bề mặt da. Ngoài ra, dây da có tính thấm nước nên sau 1 thời gian dài sử dụng nếu không được vệ sinh đúng cách có thể có mùi không mong muốn làm bạn mất tự tin khi sử dụng.

– Đầu tiên, bạn dùng khăn mền lau nhẹ bụi bẩn ở cả 2 mặt, tẩm khăn với 1 ít giấm (vắt sạch) và vệ sinh kỹ những chỗ bám bẩn.

– Sau đó, dùng xà phòng pha loãng để làm sạch giấm và các bụi bẩn còn sót lại.

– Cuối cùng, bạn làm khô bề mặt bằng khăn sạch hoặc bông gòn và để ở nơi khô thoáng.

Lưu ý: trong trường hợp dây da có mùi, bạn có thể sử dụng gói hút ẩm hoặc khử ozon sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

b. Dây kim loại

Dây kim loại cũng được sử dụng khá phổ biến. Nó có phần dễ vệ sinh hơn dây da.

Bạn pha nước ấm ở nhiệt độ tầm 50 độ C với xà phòng hoặc kem đánh răng, bỏ dây kim loại vào ngâm từ 2-3 phút. Sau đó dùng bàn chải mền chà nhẹ nhàng để lấy đi những bụi bẩn bám trên bề mặt dây. Cuối cùng, lau khô bằng khăn sạch và để ở nơi khô thoáng.

c. Dây vải

Dây vải là loại dây dễ thấm mồ hôi nhất nhưng lại rất bền, sử dụng lâu dài đặc biệt là vệ sinh vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ việc dùng xà phòng loãng để làm sạch đồng hồ sau đó vệ sinh bằng nước sạch cho hết bọt rồi đem phơi nơi khô ráo là xong.

d. Dây cao su, silicon

Dây cao su là loại dây dễ dàng vệ sinh nhất trong tất cả các loại dây. Bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước hoặc xà phòng, sau đó lau khô là xong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *