Khi tìm hiểu về đồng hồ đeo tay, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “đồng hồ cơ”. Loại bộ máy này đã tồn tại qua nhiều thập kỷ và liên tục được các thương hiệu đồng hồ danh tiếng cải tiến. Vậy đồng hồ cơ là gì? Những điều quan trọng cần biết trước khi mua đồng hồ cơ sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ (Mechanical Watch) hoạt động nhờ vào năng lượng sinh ra từ dây cót, thông qua chuyển động cơ học, thay vì dựa vào pin, năng lượng điện hay ánh sáng để vận hành.
Hiện tại, nhiều mẫu đồng hồ cơ có khả năng dự trữ năng lượng lên đến hơn 40 tiếng khi không sử dụng.
Nguyên lý đồng hồ cơ
Phân loại đồng hồ cơ
Đồng hồ Handwinding (lên dây tay): Là dòng đồng hồ cơ hoạt động nhờ việc lên dây bằng tay, tạo lực căng cho dây cót trong hộp cót. Tùy mẫu, đồng hồ có thể giữ năng lượng từ 1 đến vài ngày trước khi cần lên dây lại.
Đồng hồ Automatic (tự động lên dây): Tích hợp cơ chế tự động lên dây qua chuyển động cổ tay, loại này không cần lên dây thường xuyên. Người dùng cũng có thể tự xoay núm để nạp năng lượng khi cần.
2. Ưu và nhược điểm của đồng hồ cơ
Ưu điểm của đồng hồ cơ
Bạn đã bao giờ tò mò về bí ẩn của đồng hồ cơ, không? Điều gì khiến cả phái nam và nữ đều mê mẩn như vậy? Thật không ngạc nhiên khi thiết bị này thu hút sự quan tâm bởi những đặc điểm đáng kinh ngạc và đem lại sự thuận tiện tuyệt đối cho chủ nhân của nó.
- Không cần pin hoặc điện: Đồng hồ cơ hoạt động nhờ chuyển động cơ học, giúp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
- Thiết kế độc đáo: Với các kiểu dáng lộ cơ, hở tim, siêu mỏng hay Tourbillon, đồng hồ cơ luôn mang đến vẻ đẹp bắt mắt.
- Giá trị nghệ thuật cao: Được chế tác thủ công tỉ mỉ, đồng hồ cơ là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và kỹ thuật.
- Hoạt động êm ái: Bộ máy đồng hồ cơ mang đến chuyển động mượt mà, gần như không có tiếng động.
- Khả năng chống nước tốt: Hầu hết đồng hồ cơ có khả năng chống nước hiệu quả, thích hợp cho nhiều hoạt động.
Nhược điểm của đồng hồ cơ
- Giá của đồng hồ cơ thường cao hơn đồng hồ điện tử, bởi cần đến kỹ thuật thủ công tinh xảo từ các thợ chế tác chuyên nghiệp.
- Cấu trúc của đồng hồ cơ phức tạp, gồm nhiều chi tiết nhỏ nên việc sửa chữa và bảo trì đòi hỏi kỹ thuật cao và khá phức tạp.
- Đồng hồ cơ có độ chính xác kém hơn đồng hồ Quartz, với mức sai số trung bình từ -15 đến +25 giây mỗi ngày.
- Đồng hồ cơ dễ bị ảnh hưởng bởi từ trường và các thiết bị điện tử như lò vi sóng hay nam châm, dẫn đến hoạt động không ổn định trong những môi trường này.
3. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ
Khi quyết định mua đồng hồ cơ, ngoài việc tìm hiểu về đặc điểm của nó, bạn nên lưu ý một số yếu tố để đảm bảo sử dụng đồng hồ lâu dài và ổn định:
- Đeo đồng hồ khoảng 8 tiếng mỗi ngày: Điều này giúp đồng hồ cơ tự động duy trì hoạt động ổn định. Với nhân viên văn phòng, có thể đeo trong giờ làm việc và tháo ra khi về nhà. Hãy đeo lại đồng hồ trong vòng 40 giờ để tránh cạn kiệt năng lượng.
- Lên dây cót thường xuyên: Đối với đồng hồ cơ lên dây bằng tay, việc quay núm dây cót đều đặn giúp đảm bảo độ chính xác cao và tránh sai lệch giờ.
- Bảo quản đúng cách: Khi không dùng, hãy đặt đồng hồ trong hộp và vệ sinh sạch sẽ trước khi cất. Điều này giúp tăng tuổi thọ và giữ vẻ ngoài sáng bóng cho đồng hồ.
- Bảo dưỡng định kỳ: Đối với các mẫu đồng hồ có giá trị cao, nên mang đến trung tâm bảo hành từ 3-5 năm một lần để kiểm tra và khắc phục kịp thời các hư hỏng có thể xảy ra.