CÁC CƠ CHẾ LỊCH TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Bên cạnh công dụng quan trọng nhất là chỉ giờ, phút thì bộ lịch trên đồng hồ cũng là một yếu tố quan trọng mà nhiều khách hàng muốn hướng tới trong tiêu chí lựa chọn của mình. Lịch là bộ phận cho biết thứ, ngày trên một chiếc đồng hồ đeo tay. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ, cho tới nay các nhà sản xuất đã đưa ra rất nhiều khái niệm mới về lịch đồng hồ, cho phép các cỗ máy thời gian có thể hiện thị không chỉ thứ, ngày mà còn là tháng, thậm chí là một năm hay nhiều năm. Một chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé với đường kính chỉ 40mm tại sao lại có thể chứa được lượng thông tin khổng lồ như vậy, hãy cùng Eterno Watch tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

1. Date (Lịch ngày)

Đây là loại lịch phổ biến thường thấy nhất, được hiển thị bởi một một ô cửa sổ nhỏ (date window) hay bởi một kim thứ tư dùng để chỉ ngày riêng (pointer date).

2. Day – date (Lịch thứ ngày)

Chỉ cần nghe qua cái tên ta cũng có thể dễ dàng hình dung được về cơ chế của loại lịch này. Day-date hiển thị cả thứ và ngày trên cùng một chiếc đồng hồ. Có nhiều cách để hiển thị như 2 ô lịch nằm cạnh nhau bên phải mặt đồng hồ, hay phần thứ hiển thị ở một ô lịch phía trên, phần ngày hiển thị ở ô lịch bên phải… tùy theo thiết kế của đồng hồ.

3. Moonphase

Là loại lịch hiển thị và mô phỏng chu kỳ hoạt động của mặt trăng, giúp chúng ta xác định được lịch âm hay những ngày trăng tròn. Chức năng này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho đồng hồ mà còn tỏ ra đặc biệt phù hợp với những người quan tâm đến lịch âm hay yêu thích thiên văn.

“Một đồng hồ Moon Phase sẽ có lịch trăng chính xác đến 122 năm. Hết 122 năm, chúng ta mới phải điều chỉnh lại hình ảnh mặt trăng tương ứng cho các ngày trong năm. Sở dĩ xảy ra chuyện này là bởi vì chu kỳ mặt trăng thực tế kéo dài 29.53 ngày còn chu kỳ mặt trăng trên đồng hồ kéo dài 29.5 ngày.”

4. Annual Calendar (Lịch thường niên)

Cho phép đồng hồ nhận biết được chính xác các ngày của tháng (cụ thể là tháng nào 30 ngày, tháng nào 31 ngày, tháng nào 29 ngày…). Tuy nhiên thì bạn sẽ phải điều chỉnh lại Annual Calendar vào ngày cuối cùng của tháng 2 năm nhuận (từ ngày 28 sang ngày 29/2 và ngày 1/3). Dù vậy thì việc điều chỉnh này chỉ mất của chúng ta 4 năm 1 lần.

5. Perpetual Calendar (Lịch vạn niên)

Đây là tính năng lịch được coi là phức tạp nhất trên đồng hồ cơ khí, cơ chế này được lập trình cho phép đồng hồ tự nhận biết được các thứ, ngày, tuần, tháng trong năm, kể cả những tháng có 28 hay 29 ngày. Chức năng lịch này đòi hỏi chủ nhân của chúng chỉ phải điều chỉnh 1 lần trong… 100 năm.

Hi vọng những thông tin ở bài viết vừa rồi có thể giúp các quý khách hàng của Eterno Watch tham khảo được một số thông tin hữu ích trước khi quyết định lựa chọn một mẫu đồng hồ ưng ý dành cho riêng mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *